CHIA SẺ

Tuesday, August 29, 2017

VƯỜN ƯƠM CÂY XANH GIA NGUYỄN BÁN CÂY TẮC GIỐNG

Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn là đơn vị chuyên cung cấp sỉ lẻ Cây Tắc Giống, Cây Tắc Kiểng trên toàn quốc. Đặc biệt, nếu bạn ở khu vực Bình Phước, Hồ Chí Minh khi mua cây, bạn sẽ được các chuyên gia Cây Cảnh của chúng tôi đến tận nhà, tư vấn miễn phí về cách chăm sóc, cách trồng,.. cho từng loại cây mà bạn lựa chọn.



Cây Tắc

Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn với gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành cung cấp cây giống, cây cảnh, thiết kế, và thi công các công trình cảnh quan nói chung và sân vườn biệt thự, quán café, nhà phố nói riêng. Hàng năm, chúng tôi cung cấp hàng nghìn Cây Tắc Giống, Cây Tắc Kiểng cho hàng trăm khách hàng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.



Vườn Cây Tắc Giống

Các nhà vườn có nhu cầu Mua Cây Tắc Giống để trồng phục vụ cho kinh doanh dịp tết vui lòng liên hệ số hotline 0389667517 để được tư vấn và đặt Mua Cây Giống. Chúng tôi sẽ tư vấn cho nhà vườn về cách trồng, chăm sóc cây để giúp Cây Tắc sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh ra hoa kết trái đúng dịp tết.

Đồng thời, nếu Bà con có nhu cầu tư vấn về cách tạo dáng và thế cho Cây Tắc, Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn cũng sẵn lòng hỗ trợ Bà con. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề trồng và chăm sóc cây cảnh, Gia Nguyễn tự tin có thể phục vụ và làm hài lòng mọi khách hàng.



Cây Tắc Giống tại Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn

Các chuyên gia Cây Cảnh của chúng tôi không ngừng cập nhật các thế cây mới, dáng cây lạ cũng như cách chăm sóc chúng nhằm đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng.

Monday, August 28, 2017

CÁCH PHÒNG TRÁNH SÂU BỆNH HẠI CÂY TẮC

Cây Tắc (Quất) là một loại Cây Cảnh được nhiều người ưu thích, đặc biệt là vào dịp Tết. Để có một Cây Tắc Đẹp, ngoài kỹ thuật chăm sóc, tạo tán, thúc và hãm cho hoa nở để có quả chín đúng vào dịp Tết thì biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây đóng vai trò quan trọng quyết định tới vẻ đẹp của chậu Tắc.



Vườn Tắc

Việc hiểu biết các lại sâu, bệnh hại Cây Tắc giúp Bà con nhà vườn phát hiện và phòng trị kịp thời, bảo vệ cây luôn xanh tốt và cho nhiều quả.

Một số loại sâu gây hại cho Cây Tắc

Sâu Vẽ Bùa: Là một loài sâu hại quan trọng, chúng xuất hiện và gây hại khá phổ biến trên các cây thuộc nhóm Cây Có Múi, trong đó có Cây Tắc khi cây đang ở thời kì ra lá non, hoặc vào những thời điểm sau làm gốc để xử lý cho cây ra trái theo ý muốn.

Cách phòng trừ: Bà con nên điều khiển cho cây ra đọt, lá non tập trung thành từng đợt, để hạn chế nguồn thức ăn liên tục cho sâu trên vườn cây. Đồng thời, Bà con nên xịt thuốc khi trên cây có khoảng 10% số lá bị sâu gây hại trở lên, xịt trực tiếp vào những chỗ có sâu gây hại. Bà con có thể xử dụng một số loại thuốc như: Confidor; Trebon; Bi-58; Bian; Sherpa; Lannate; Cyper; DC-Tron Plus… sau khi xịt đợt 1 có thể xịt thêm 1 – 2 đợt nữa, mỗi đợt cách nhau khoảng 5 – 7 ngày.

Sâu Bướm Phượng: Loài sâu này đẻ trứng rải rác trên các chồi non của cây. Sâu non nở ra ăn lá non và búp, làm cây sinh trưởng chậm, lá bị khuyết nham nhở làm mất vẻ đẹp tự nhiên của cây.
Phòng trừ: Bà con cần thường xuyên kiểm tra các Chậu Tắc, khi mật độ sâu thấp có thể bắt và diệt bằng tay. Khi mật độ sâu cao, dùng một trong các loại thuốc để phun như Ofatox 400 EC, Bassa 50 EC, Karate 2,5 EC…, nồng độ từ 0,1- 0,15%.



Một số loại sâu gây hại cho Cây Tắc

Bù Lạch: Cả con trưởng thành và con ấu trùng của Bù Lạch đều chích hút nhựa của lá non, hoa và trái non, nhất là trên trái non bằng cách ẩn trong các lá đài chích hút phần vỏ gần cuống trái, tạo ra những mảng sẹo màu xám hoặc màu bạc lồi lên trên vỏ trái. Khi trái lớn những sẹo này lộ ra phía ngoài vòng quanh cuống trái thành vòng tròn, làm cho vỏ trái xấu xí, khó bán.

Phòng trừ:
Ở những vùng thường bị Bù Lạch gây hại hàng năm, Bà con nên trồng Cây Tắc với mật độ dày hơn. Việc trồng thêm cây che bớt nắng cho Vườn Tắc cũng có tác dụng hạn chế bớt tác hại của Bù Lạch. Khi tưới vườn, nên tưới theo kiểu phun mưa lên cây để rửa trôi bớt Bù Lạch. Nếu vườn thường bị Bù Lạch gây hại có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Confidor 100SL; Regent 5SC; Danitol 10EC; Admire 050EC… phun vào lúc cây ra đọt non, ra hoa kết trái vài lần (mỗi lần cách nhau khoảng 7-10 ngày).

Rệp: Loài này thường gây hại Cây Tắc, chúng hay sống thành từng ổ trên các búp non, chùm hoa và quả non. Rệp chích hút dịch làm lá, búp và quả non phát triển dị dạng.

Phòng trừ: Nếu số lượng Rệp ít có thể ngắt ổ Rệp tiêu huỷ để tránh lây lan. Khi mật độ Rệp cao có thể dùng một trong các loại thuốc để phun trừ như Bassa 50 EC, Betox 5 EC, Karate 2,5 EC…, nồng độ từ 0,1- 0,15%.

Một số loại bệnh gây hại Cây Tắc

Bệnh Ghẻ (bệnh Sẹo):
Bào tử nấm thường tồn tại trên lá non, chúng xâm nhập và gây hại chủ yếu trên các phần non của cây như lá, cành và quả. Những lá bị hại phát triển cong về một phía.

Phòng trừ:
Bà con cắt tỉa các lá và quả bị bệnh. Khi bệnh nặng có thể dùng các loại thuốc để phun trừ như Daconil 75 WP, Anvil 5 EC, Tilt sunper 300 EC…

Bệnh Thối Gốc và Rễ: Bệnh thường làm cho rễ và phần gốc sát mặt đất Cây Tắc bị thối và chết. Ngoài ra, bệnh còn gây hại trên thân, làm nứt vỏ cây, chảy nhựa màu nâu, dẫn đến chết thân cành.



Một số loại bệnh gây hại Cây Tắc

Phòng trừ: Bà con cần giữ vườn và Chậu Tắc thông thoáng, giữ độ ẩm trong chậu vừa phải, không nên tưới quá đậm.

Bệnh vàng lá Greening: Bệnh do vi khuẩn gram âm tên là Liberobacter asiaticum (Châu Á) sống trong mạch dẫn libe của cây, lây lan qua mắt ghép hoặc do Rầy Chổng Cánh truyền qua.

Phòng trị: Không có thuốc trị bệnh mà chỉ có thể sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp đồng bộ và có tính cách rộng rãi trong vùng mới có hiệu quả cao. Trước hết, Bà con cần trồng Giống Cây Tắc sạch bệnh, nếu phát hiện cây bị bệnh cần loại bỏ ngay những cây bị nhiễm bệnh. Bà con có thể sử dụng thuốc hóa học như Applaud 10BHN,Applaud MIPC 25% BTN,Bassa,Trebon…Phun định kỳ bảo vệ các đợt lá non, nhất là vào mùa xuân hay đầu mùa mưa.

Sunday, August 27, 2017

CÁCH CHĂM CÂY TẮC SAU TẾT

Trong dịp tết, để lựa chọn được Cây Tắc có thế và dáng đẹp người chơi cây đôi khi phải trả một số tiền lớn. Để tiết kiệm hoặc muốn giữ lại Cây Tắc cho năm sau dùng lại cũng khá đơn giản nếu người trồng nắm được một số kỹ thuật đơn giản như sau.


Cây Tắc Giống

Sau tết, nếu Cây Tắc trồng lại được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, tạo tán cẩn thận thì có thể sinh trưởng tốt thì cây hoàn toàn có thể ra quả phục vụ cho tết năm sau.

Chuẩn bị đất để thay đất mới

Sau dịp tết, nếu nhà có vườn đất rộng người chơi cây có thể trồng thẳng xuống đất hoặc nếu không có vườn có thể tùy vào kích thước Cây Tắc Kiểng mà chọn chậu cho phù hợp.


Chuẩn bị đất để thay đất mới cho Cây Tắc

Cây Tắc là cây ưa sáng, thích đất tơi xốp, thoát nước, trong thành phần đất dùng để thay chậu cần một ít đất pha cát và phân hữu cơ hoại mục. Để giúp cho Cây Tắc Kiểng nhanh chóng phục hồi thể trạng.

Cách chăm sóc Cây Tắc sau khi chơi tết

Trước khi trồng lại 10 ngày: Người trồng cần dùng sản phẩm siêu ra rễ phun ướt đẫm tán lá, tưới ướt đẫm gốc cây. Sau 10 ngày xử lý, bộ rễ đã được phát động, các rễ mới được hình thành. Dùng tay vặt 1/2 đến 2/3 số lá trên cây, tiến hành trồng, tưới ẩm như những Cây Tắc Giống bình thường. Sau đó, tiến hành trồng lại trong chậu hoặc hố ngoài vườn đã chuẩn bị sẵn như hướng dẫn ở trên.


Cách chăm sóc Cây Tắc sau khi chơi tết

Chăm sóc: Khoảng 5-7 ngày, người trồng cần xới xáo quanh gốc (cách gốc 30cm) cho đất tơi xốp và tưới hoặc bón phân khoáng (mỗi gốc bón 0,5-1kg NPK (12:5:10) cách gốc 30cm cho cây nhanh phát triển cành lá, có thể tưới, bón thêm nước hoặc phân chuồng hoai mục cho cây tốt bền và giảm sâu, bệnh hại.

Tạo tán, tạo thế: Người chơi cây có thể tạo thế mới hay duy trì thế sẵn có đã tạo từ năm trước. Khi cắt tỉa tạo thế chú ý phải dùng dao, kéo sắc chuyên dùng, tiến hành công việc vào những ngày nắng ráo. Việc tạo thế cần làm định kỳ 7-10 ngày/lần.

Tưới nước: Vào sáng sớm và chiều tối bạn nên tưới một ít nước đều đặn cho cây mới trồng lại.

CHĂM SÓC CÂY TẮC RA TRÁI ĐÚNG DỊP TẾT

Vào dịp Tết Nguyên Đán, Cây Tắc được rất nhiều người ưa chuộng để trưng bày. Để giúp người trồng Tắc có được những cây đẹp, bài viết sau đây sẽ cung cấp kỹ thuật chăm sóc Cây Tắc Cảnh ra trái đúng dịp tết.


Cách chăm sóc Cây Tắc

Để trồng được một Cây Tắc Đẹp, ra trái đúng dịp tết với chiều cao cây 1m, đường kính tán 0,6m thì cần thời gian là 3 năm kể từ khi chiết cành. Trong đó công tác bón phân, tưới nước, làm cỏ…rất cần thiết.

Tưới nước và làm cỏ

Ngay sau khi trồng cây giống Bà con cần chủ ý cung cấp đủ nước cho cây. Vào mùa khô tưới mỗi ngày 1 lần và cần tưới ướt đều mặt đất. Vào mùa mưa phải có rãnh thoát nước.


Tưới nước và làm cỏ cho Cây Tắc

Làm sạch cỏ định kỳ, tỉa cành tạo tán giúp cây thông thoáng và tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Hàng năm sửa tán 3-4 lần, mục đích là làm cho tán phát triển đều và theo hình chóp nón. Chú ý khi sửa tán xong thường xuyên xử lý thuốc bảo vệ thực phẩm để phòng trừ sâu bệnh mà đặc biệt là sâu vẽ bùa hại lá.

Bón phân cho Cây Tắc

Giai đoạn từ 1-2 tuổi: Bà con bón phân 3 lần/năm loại phân là DAP, NPK và phân vi sinh. Bón rải theo gốc, cách gốc 15cm kết hợp vun gốc lấp phân. Lượng phân 120g – 150g NPK 20-20-15 + kg phân vi sinh/gốc/năm. Mỗi lần cây ra hoa và trái non phải vặt bỏ hết hoa và quả (mục đích là để nuôi thân và cành).

Giai đoạn bắt đầu cho trái: Cây Tắc trồng dự bị 2-3 năm là có thể cho quả để phục vụ tết. Để xử lý cho cây ra quả đúng dịp tết cần có nhiều kinh nghiệm. Nếu tính theo lịch âm thì thời kỳ làm quả bán tết là đầu tháng 5. Lúc này, Bà con phải bứng cây chuyển chỗ, mục đích là làm đứt rễ, kích thích sinh trưởng phát triển trái.


Bón phân cho Cây Tắc

Sau 1 tháng cây sẽ phân hóa mầm hoa và tạo quả. Sau 20 ngày trồng chỗ mới Bà con tiến hành bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh (hạn chế sử dụng phân hóa học). Mỗi tháng, Bà con nên bón 2 lần phân 250 gốc bón 10 kg hạt đậu nành tươi, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố để ngâm tưới + 5kg DAP.

Mỗi tuần phun xịt 1 lần thuốc phòng trừ sâu bệnh hại hoa và quả non. Đặc biệt là thuốc chống ghẻ quả và kết hợp phân bón lá dưỡng trái. Chú ý là phải luân phiên, thay đổi thuốc để tránh tình trạng lờn thuốc của sâu bệnh.

Khi trái bằng đầu ngón tay thì hạn chế sử dụng thuốc sâu. Lúc này đặc biệt sử dụng phân bón lá để tạo trái to, bóng và đẹp. Đồng thời kích thích cho cây tiếp tục ra trái và phóng đọt non sẽ làm cho cây vừa có trái già, trái xanh, trái non, hoa và đọt vào đúng dịp tết bán được giá cao.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TẮC KIỂNG

Cây Tắc (Quất) là Giống Cây Trồng làm Cây Kiểng phổ biến hiện nay. Nó được ưa chuộng để trồng làm kiểng, đặc biệt dùng để trưng bày trong dịp tết đến xuân về. Cây Tắc dễ trồng, dễ chăm sóc tuy nhiên không phải ai cũng biết kỹ thuật trồng để giúp cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Bài viết này của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc kỹ thuật trồng Cây Tắc làm kiểng.


Kỹ thuật trồng Cây Tắc

Thời vụ trồng và đất trồng

Thời vụ: Giống cây này được trồng quanh năm nhưng muốn trồng mới (chiết cành) tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa.

Đất trồng: Thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm, độ pH thích hợp là 5-6. Ngoài ra, tùy thuộc vào khu vực đất cao hay trũng để có thể lên líp hay không. Nếu đất trũng thì cần phải lên líp để tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa.

Bạn đào hố trồng cây và cần bón 1-2kg phân vi sinh hoặc 3-5kg phân chuồng hoai mục để bón lót. Khoảng cách trồng cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 1m.


Thời vụ trồng và đất trồng Cây Tắc

Chuẩn bị cây giống

Hiện nay, cách nhân giống và cây giống được các nhà vườn ưa chuộng là cây chiết. Cây Tắc Giống được chiết từ cây mẹ trồng lâu năm. Cây thường được chiết vào tháng 12 âm lịch (để trồng vào mùa xuân) cây sẽ phát triển tốt hơn. Sau 2 tháng rễ bắt đầu phát triển, lúc này ta có thể cắt tách cây đem trồng.

Kỹ thuật trồng Cây Tắc

Bạn có thể trồng Quất (Tắc) trực tiếp trên đất, nhưng cũng có thể trồng vào giỏ, chậu… tuy nhiên nên trồng Tắc ngoài đất vườn rồi sau đó mới đưa vào chậu.


Kỹ thuật trồng Cây Tắc

Bạn đào một hố ở chính giữa hố đã chuẩn bị để trồng, sau đó tháo bầu chiết và từ từ đặt cây giống vào hố, san đất và nệm đất vào gốc cây sao cho cây đứng chắc chắn. Cây Tắc cần nhiều ánh sáng, chịu ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 20-24oC. Vì thế, bạn nên chú ý cung cấp đủ ánh sáng cho cây. Vào mùa khô cần tưới nước đầy đủ, tránh để đất khô, cây sẽ không phát triển và bị vàng lá rồi rụng dần.

Tắc không trồng bằng hạt vì dễ biến dị, cây chậm ra quả, do vậy, trồng mới nên áp dụng phương pháp chiết cành.

TRỒNG CÂY TẮC LÀM BONSAI CÓ KHÓ KHÔNG

Cây Tắc là một trong những loại cây được sử dụng làm Cây Bonsai phổ biến. Bởi giống cây này dễ trồng, dễ chăm sóc, giá thành cây giống rẻ, thân cây dễ uốn và tạo dáng. Vào dịp tết, người dân có thể dùng Cây Tắc làm Cây Bonsai để bàn hay cây lớn trang trí giữa phòng khách, góc phòng khách hay trước hiên nhà vừa mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt cho gia chủ.


Cây Tắc Giống

Trồng Cây Tắc làm Bonsai không khó

Trồng Cây Tắc làm Bonsai không khó, nó được cho là loại Cây Bonsai không tốn nhiều chi phí đầu tư, chăm sóc. Nhưng để có được những Cây Tắc Bonsai với dáng và thế đẹp, ý nghĩa thì đòi hỏi người trồng phải tốn nhiều công sức.

Cây Tắc ra hoa quanh năm, nhưng mạnh nhất là vào cuối năm khi thời tiết chuyển xuân. Nhưng người chơi cũng nên lưu ý những đặc điểm để cây có thể ra hoa, kết trái nhằm trưng bày đúng dịp đầu năm mới.


Trồng Cây Tắc làm Bonsai không khó

Những Cây Tắc (Quất) dưới 1 năm tuổi thì không nên chơi trong dịp tết âm lịch, bởi khi đó cây còn non, sức sống chưa ổn định, dễ bị ảnh hưởng của các điều kiện môi trường ngoại cảnh tác động như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…

Nên lựa chọn những Cây Tắc trên 1 tuổi, bởi khi hơn 1 tuổi thì cây đã trưởng thành, lúc này có thể can thiệp kỹ thuật để cây có thể ra quả đúng dịp tết âm lịch. Đồng thời cũng có thể uốn nắn cành, thân cây theo các dáng, thế mà người chơi muốn đạt được.

Một số Thế Bonsai đơn giản trên Cây Tắc

Đầu tháng 12 âm lịch, công việc tạo dáng, thế cho Cây Tắc bắt đầu được tiến hành. Bạn có thể dùng dây thép nhỏ để cố định cành Tắc vào những vị trí mong muốn và dùng cưa để bỏ đi những cành thừa. Lưu ý việc cưa bỏ cành nên làm từ từ tránh đột ngột sẽ khiến cây bị rụng lá, quả.


Một số Thế Bonsai đơn giản trên Cây Tắc

Bạn có thể tự uốn một số dáng cơ bản cho cây như Dáng Trực, Dáng Xiêu, Dáng Hoành, Dáng Huyền…sau đó bạn có thể tạo thế cho cây theo những ý nghĩa phong thủy khác nhau.

Một số Thế Bonsai phổ biến như: Thế Long Phượng Vần Vũ, Thế Cá Chép Hóa Rồng, Thế Phượng Múa Đón Xuân, Thế Thác Đổ Về Nguồn, Thế Tam Đa, Thế Ngũ Phúc, Thế Long Thăng, Thế Phu Thê.

Saturday, August 26, 2017

Ý NGHĨA CỦA CÂY TẮC NGÀY TẾT

Mỗi dịp tết đến xuân về, Cây Tắc Cảnh (Quất Cảnh) là một trong những loại cây được người dân ưa chuộng và thường mua về trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, không phải ai Mua Cây Tắc trưng bày cũng biết về ý nghĩa của nó trong ngày tết. Bài viết này của chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc về ý nghĩa của Cây Tắc ngày tết.


Cây Tắc Cảnh

Ý nghĩa của Cây Tắc ngày tết

Cây Tắc có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới, Trung Quốc, Nhật Bản. Loài cây này đã được trồng từ rất lâu ở nước ta để lấy trái làm nước và chữa bệnh. Ngày nay, Quất (Tắc) còn là cây cảnh được nhiều người ưa chuộng dùng làm Cây Bonsai hay Cây Cảnh trang trí tết mang nhiều ý nghĩa.



Ý nghĩa của Cây Tắc ngày tết

Cây Tắc thường nhanh ra trái và lá đẹp, nó còn là biểu tượng của sự may mắn, sung túc, tài lộc, sức khỏe, hạnh phúc cho cả gia đình. Vì thế, Cây Tắc được sử dụng để trưng bày vào ngày tết. Nó có thể dùng làm Cây Bonsai để bàn hay cây lớn trang trí giữa phòng khách, góc phòng khách hay trước hiên nhà.

Trong dịp năm mới, những Cây Tắc càng xanh tốt, quả to mọng thì càng “Đắt khách” bởi những cây như thế này được cho là mang nhiều tài lộc, sung túc, thịnh vượng cho gia đình trong năm mới.

Công dụng khác của Cây Tắc

Ngoài ý nghĩa về mặt tâm linh, thì Cây Tắc còn có nhiều tác dụng khác đặc biệt trong y học chữa bệnh cứu người.


Công dụng khác của Cây Tắc

Trong đông y hay dùng Quả Tắc như một vị thuốc chữa các chứng bệnh do lạnh gây ra như viêm họng, lạnh bụng, cảm, v.v… Tuy nhiên, bạn đọc lưu ý: ngày nay khí hậu biến đổi và để có Cây Tắc ra trái đẹp, đều, to đúng dịp tết các nhà vườn đều phải dùng thuốc để “ Làm đẹp” vì thế Trái Tắc Cảnh không còn an toàn nữa. Bạn đọc không nên sử dung Trái Tắc Cảnh sau tết để ăn hay chữa bệnh.

ĐẶC ĐIỂM CÂY TẮC

Cây Tắc hay còn gọi là Cây Quất, Cây Hạnh. Cây có tên khoa học: Citrus Microcarpa (Hassk.) Bunge, họ Cam (putaceae) là một Giống Cây Kim Quất và hay được người dân ưa chuộng trồng.


Đặc điểm Cây Tắc

Đặc điểm hình thái

Cây Tắc là cây gỗ nhỏ, cao cỡ 1m – 1,5m, thân dẻo màu xanh xám, phân nhiều cành nhánh, lá đơn hình bầu dục, màu xanh thẫm

Hoa thường đơn độc, nở xòe 5 cánh màu trắng tươi, rất thơm, chùm nhụy rất ngắn. Hoa đậu thành quả hình cầu



Đặc điểm hình thái Cây Tắc

Quả dần từ màu xanh sang màu cam hoặc vàng cam khi chín; quả có nhiều hạt, nhiều múi, vị chua. Vỏ có mùi tinh dầu thơm.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái

Cây Tắc có tốc độ sinh trưởng trung bình. Cây có thể trồng ở nhiệt độ từ 12 – 39oC, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 – 29oC. Nhiệt độ thấp hơn 12oC và cao hơn 40oC cây ngừng sinh trưởng. Ở những vùng vào mùa hè nóng nhiệt độ trên 40oC, cây dễ bị khô héo và rụng lá.


Đặc điểm sinh lý, sinh thái Cây Tắc

Lượng mưa hàng năm cần cho cây ít nhất là 875mm trong trường hợp không tưới. Cây Tắc không ưa ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp 10.000 – 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều trong ngày mùa hè).

Cây Tắc có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, chỉ cần loại đất thoát nước tốt và thoáng khí là có thể trồng được, đất có tầng dày từ 1m trở lên, có độ PH từ 5,5-6,5.